Thế
giới giải trí Việt, bên cạnh sự hào nhoáng như mọi người vẫn thường
thấy, đang là một sự rối bời về mặt văn hóa, nhất là văn hóa ứng xử…
Trong buổi trò chuyện với
Tinmoi.vn, Thạc sĩ Trịnh Lê Anh, người định vị như một MC – BTV Truyền
hình có uy tín hàng chục năm nay, đồng thời đang làm nghiên cứu sinh về
Quản lý Văn hóa, đã cởi mở nhiều bình luận riêng của anh về cái sự
“loạn” của showbiz Việt hiện nay…
>> tam trang
MC – Thạc sĩ Trịnh Lê Anh
“Câu chuyện thiếu giáo dục về mặt văn hóa”
Những lùm xùm thị phi, tranh
cãi gần đây của làng giải trí Việt khiến công chúng có phần chán ngán.
Những Mỹ Lệ, Lưu Thiên Hương… cũng bị cuốn vào vòng xoáy chỉ trích, hạ
bệ lẫn nhau. Anh thấy sao?
- Tôi có cái nhìn bình tĩnh hơn.
Và tôi thấy các bên, bao gồm những nghệ sĩ có liên quan đến các vụ lùm
xùm, những người làm truyền thông và cả công chúng đều đang thiếu sự
bình tĩnh, nên chúng ta đang làm cho sự việc trở nên to tát một cách
không cần thiết.
Và, vì đã to tát quá rồi nên “đâm
lao phải theo lao”. Trong quá trình hàn gắn mâu thuẫn, chúng ta thường
phải nhận về mình phần thiệt hơn thì “hoà bình” mới được cứu vãn. Nhưng
khi có báo chí là người thứ 3 đứng ở đó, “bắc loa” cho công chúng – khán
giả để “tường thuật trực tiếp” thì các nghệ sĩ phải tính đến chuyện
“thiệt hơn” theo một cách khác. Sự ganh đua này sẽ làm cho mâu thuẫn trở
nên lớn hơn. Lúc đó người ta bắt đầu phải bàn đến vấn đề văn hóa ứng
xử.
“Showbiz Việt ‘loạn’ rồi, vì đâu?”
Ý anh nói là bản chất sự việc thực ra không có gì?
- Công bằng mà nói thì là như
thế. Nhưng hình thức của vấn đề đã làm cho sự việc trở nên to tát quá
mức cần thiết và nó lập tức quay trở lại tác động đến các đối tượng liên
quan. Nó làm cho các nghệ sĩ bị lên án về vấn đề văn hóa ứng xử, còn
công chúng thì bực bội vì những thị phi. Nó cũng làm cho chính người làm
truyền thông bị xới lên câu chuyện về đạo đức nghề nghiệp. Tôi thấy
hình như là, có một cái gì đó không đáng đã xảy ra bởi sự chung tay của
tất cả các bên.
Theo góc nhìn bình tĩnh của anh thì có vẻ như báo chí chúng tôi góp một phần lỗi lớn trong những lùm xùm như thế này?
- Đôi khi tôi đứng ở phía các
nghệ sĩ để nói rằng báo chí cũng góp một bàn tay trong câu chuyện như
thế này. Và có khi đổ tội cho khán giả chúng ta thích hóng hớt, thích tò
mò nên báo chí mải mê chạy theo những tin “hot”. Cũng đôi khi tôi trách
nghệ sĩ thiếu sự kiềm chế trong những phát ngôn… Nhưng, tất cả những
bình luận ấy khi bình tĩnh lại, tôi cho đều là phiến diện. Đổ tội cho
riêng báo chí, công chúng hay riêng nghệ sĩ cũng đều không thỏa đáng.
“Chúng ta cần có cái nhìn bình tĩnh để phân tích thấu đáo vấn đề”- MC Lê Anh nói.
Trước đây tôi từng ví “showbiz
như một cái đám ở làng”. Sự kiện ở làng thì vốn đã tiềm ẩn nhiều phức
tạp. Từ trong truyền thống chúng ta đã có câu: “Nếu … có gì bối rối, xin
được lượng thứ”. Cho nên, những cái “vạ miệng” của nghệ sĩ cũng là một
sự bối rối. Nó cần một cái mỉm cười của mọi người hơn là sự soi xét quá
mức hay là góp phần làm cho nó “tung tóe” hơn.
Nhưng cũng có những nghệ sĩ
chủ động la làng lên bằng cách viết ngay lên trang cá nhân mình mọi bức
xúc, ấm ức, thậm chí là dùng cả giọng điệu miệt thị, hạ bệ người khác cơ
mà?
- Tôi đang nghĩ nếu ngày xưa Thị
Nở, Chí Phèo mà có facebook thì chắc cũng nhiều chuyện để nói hơn
(cười). Nhưng vì không có công cụ truyền thông đó, nên chỉ có Chí Phèo
mới dám mượn chai rượu để có cơ hội được nói, được chửi. Chứ người bình
thường, nếu anh ngoa ngoắt, la làng một cách thiếu căn cứ, thì anh nói
xong, nó lại rơi chính vào mặt anh.
Nét văn hóa ấy đã tạo nên sự cẩn
trọng trong giao tiếp của người Việt. Trước khi phát ngôn trước cộng
đồng chúng ta bao giờ cũng cần phải suy nghĩ chín chắn. Còn bây giờ cuộc
sống mới, văn hóa mới du nhập như thế này, việc lên các trang cá nhân
hay trang tin điện tử phát ngôn trở nên dễ dàng quá, thì nghệ sĩ tất sẽ
bồng bột. Bởi vì đôi khi, cảm xúc ấy, sự tức giận lúc đó, họ không thể
nghĩ được hết. Đến khi lên giấy trắng mực đen (tất nhiên có thể là giấy
digital, mực digital!), họ mới hối hận hay muốn rút lui thì không được
nữa rồi. Vì thế mới xảy ra nhiều chuyện.
“Nghệ sĩ đôi khi quá chiều chuộng cảm giác của bản thân mình, mà chiều chuộng luôn cả quyền được phát ngôn trước cộng đồng…”
Giới nghệ sĩ nhiều khi cứ cho mình quyền được “tung tóe” và rồi lại biện minh đó là cá tính của mình. Có nên không, thưa anh?
- Trong các nhóm xã hội, nhóm nào
cũng một vài người thuộc kiểu tâm lý bốc đồng. Họ luôn luôn có cách
biểu lộ trực diện vấn đề và cũng rất dám chịu trách nhiệm về phát ngôn
của mình. Nhóm nghệ sĩ cũng không phải ngoại lệ.
Nghệ sĩ là những người sống và
làm việc thiên về cảm tính. Họ muốn thăng hoa được thì họ phải sống bằng
cảm giác. Và đôi khi, họ quá chiều chuộng cảm giác của bản thân mình mà
chiều chuộng luôn cả quyền được phát ngôn trước cộng đồng. Mà khi đó,
không còn là cảm giác cá nhân nữa. Nó đã thuộc về văn hóa ứng xử trước
cộng đồng.
Tôi cho là ở đây có sự nhầm lẫn.
Và các nghệ sĩ có lẽ cũng cần để ý thêm vấn đề tự đào tạo, tự học về văn
hóa ứng xử. Cái này thực sự là khó đấy!
“Tôi cho là ở đây có sự nhầm lẫn”…
Chúng ta vẫn hay nói rất
nhiều đến văn hóa học đường, văn hóa công sở, văn hoá giao thông… Nhưng
tôi chưa thấy nói nhiều đến văn hóa của giới nghệ sĩ!!
>> tắm trắng
- Tôi nghĩ chủ đề này rất thú vị,
và nó nên trở thành một diễn đàn. Không cần phải quá to tát, nhưng nó
phải dài dài, chứ không thể rốt ráo ngay được. Ở diễn đàn ấy các nghệ sĩ
cũng có cơ hội được nói về những điều mà mình khó chia sẻ từ trước đến
nay. Cũng từ đó tác động tích cực đến các lớp nghệ sĩ đang trưởng thành
của đất nước.
Nếu truyền thông chủ động xới ra
được một diễn đàn đó, thì tôi cho đây thực sự là một việc làm rất có
ích, đồng thời cũng để gỡ lại những gì mà truyền thông vô tình hay hữu ý
đã làm cho nghệ sĩ và công chúng có những bức xúc nhất định (Cười).
Từ những hiện tượng nghệ sĩ
tranh cãi nhau, hạ bệ nhau, thậm chí đánh nhau… khiến công chúng nhìn
bức tranh đời sống nghệ sĩ rất tiêu cực. Cũng không thể trách khi công
chúng cho rằng, giới văn nghệ sĩ làm văn hóa nghệ thuật, nhưng phông văn
hóa lại rất thấp?
- Nhận xét đó thực sự là không
oan. Chúng ta đang chứng kiến một sự phân tầng khá rõ nét của những
người làm nghề trong giới nghệ thuật. Một bên là đẳng cấp của những bậc
nghệ sĩ lớn, những người mà dù không tích cực làm truyền thông cá nhân,
thì họ cũng có ảnh hưởng nhất định trong công chúng của họ về mặt văn
hóa.
“Truyền thông nên chủ động mở ra diễn đàn về văn hóa nghệ sĩ”…
Bên thứ hai là sự “đổ bộ” của
đông đảo các “nghệ sĩ” trẻ, “nghệ sĩ” mới, “nghệ sỹ” không chuyên, tự
đào tạo… Khi sự “đổ bộ” này là hàng loạt, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều
vấn đề về “đời sống văn nghệ”. Ở đây có thể là câu chuyện thiếu giáo dục
về mặt văn hóa!
“Vàng- thau” đang lẫn lộn
Ý anh nói, các trường nghệ thuật chỉ có thể giảng dạy chuyên môn mà quên đi các bài học về đạo đức, lối sống…?
- Đúng vậy. Họ chỉ dạy chuyên môn
thôi cũng đã hết thời lượng rồi. Ngoài ra, như tôi đã nói, cũng còn
đông đảo các nghệ sĩ phi đào tạo chính thống. Họ có năng khiếu, tự đi
làm nghề, tự trau dồi và phát triển sự nghiệp nghệ thuật một cách độc
lập, thì họ càng không liên quan đến các tiêu chí đào tạo của nhà
trường. Lực lượng này đang hình thành quá đông, và đây có lẽ cũng đang
là bài toán của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực này.
“Và diễn đàn đó phải dài dài, chứ không thể rốt ráo ngay được”…
Nhưng không phải là không có biện pháp để phân biệt “vàng, thau”, cũng như để mọi lùm xùm không có cớ diễn ra, thưa anh?
- Tôi nhớ cách đây nhiều năm, cơ
quan quản lý nhà nước đã đề xuất việc cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ. Cá
nhân tôi cho đây là một giải pháp rất văn minh. Nhưng lúc đó, chính giới
nghệ sĩ đã có nhiều ý kiến phản đối. Vì khi đó họ cho là bị động chạm
quá nhiều trong việc xem xét các tư cách nghệ sĩ.
Có những nghệ sĩ “cây đa – cây
đề” đã cống hiến cho khán giả hàng vài chục năm, nhưng vấn tiếp tục phải
làm hồ sơ để được cấp thẻ hành nghề, chứ không được nghiễm nhiên thừa
nhận. Luật thì vẫn phải tuân theo. Còn sự ghi nhận của cộng đồng thì vẫn
là ghi nhận. Nhưng nghệ sĩ Việt Nam chúng ta không bóc tách được 2
chuyện đó với nhau nên bị xúc động và phản ứng với việc đó.
Lúc đó, cơ quan nhà nước thấy
rằng về tâm lý là chưa ổn nên dừng việc đó lại. Nhưng theo tôi, dừng
việc đó lại thì đến ngày hôm nay chúng ta lĩnh hậu quả. Vì không có sự
quản lý nên ai cũng có thể nhận tôi là ca sĩ, nghệ sĩ. Rồi nghệ sĩ nọ có
thể khích bác nghệ sĩ kia… mà không ai can thiệp được.
“Việc cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ, nghệ sĩ sẽ là một giải pháp rất văn minh”…
Và cả những nghệ sĩ gạo cội
được đào tạo bài bản bị các nghệ sĩ đàn em “vỗ mặt” gần đây, dường như
cũng phải ngậm ngùi chịu đựng…!
- Đúng thế! Họ không thể nói lại
được vì trong chuyện này, căn cứ để thể hiện ai hơn ai rất khó. Người
không học hành nhưng có nhiều cơ hội xuất hiện, được công chúng biết đến
nhiều hơn, nổi tiếng hơn. Còn người có học hành, biểu diễn chuyên sâu
có khi lại ít được biết đến nên uy tín trước cộng đồng có khi không cao
bằng.
Tất cả những ngậm ngùi này, có lẽ
các nghệ sĩ bây giờ phải đành chịu thôi, bởi họ đã chưa thật sự coi
trọng cách thức để phân loại chính mình từ trước đó. Nên bây giờ giới
nghệ sĩ bị đưa vào vòng “hổ lốn”, khó nhận biết đâu là “vàng”, đâu là
“thau”.
Nếu các nghệ sĩ đánh nhau,
chúng ta có luật pháp xử lý. Nhưng các nghệ sĩ chửi bới nhau, mạt sát
nhau, hạ bệ nhau, chúng ta lấy gì để kiểm soát?
- Chúng ta vẫn nói rằng quan tòa
lớn nhất của các nghệ sĩ là công chúng. Nhưng hãy nhìn một cách thực tế
đi. Công chúng là ai? Ngay cả việc chúng ta cố gắng để minh bạch hóa các
cuộc bình chọn bởi công chúng cũng rất khó. Bởi đó là những sản phẩm
của công nghệ showbiz hay nói khác đi là công nghiệp văn hóa. Đó là một
cuộc chơi có tính thương mại. Và rõ ràng, công chúng ấy là những công
chúng được nhắm đến bởi nhà tổ chức, chắc chắn sẽ phục vụ cho lợi nhuận
của họ.
“Các chương
trình du nhập chính là những cuộc ‘xâm chiếm’ về mặt văn hóa của phương
Tây đổ bộ vào Việt Nam. Và công chúng cũng không còn là ‘công chúng’
theo nghĩa đơn thuần nữa”…
Tất tần tật, bạn phải nhớ được
rằng đây chính là những cuộc “xâm chiếm” về mặt văn hóa của thế giới
phương Tây đổ bộ vào Việt Nam và những nước thế giới thứ ba. Tôi nghĩ,
với các chương trình du nhập, chúng ta phải kiểm soát và xem xét, để
giới thiệu một cách có chừng mực với người Việt Nam, chứ không phải
chúng ta ồ ạt. Đây cũng là một việc tương đối khó khăn mà các giới chức
quản lý văn hóa Việt Nam phải đương đầu.
Vậy giữa sự chộn rộn như thế này, biện pháp nào để showbiz tránh loạn đây?
- Ở đây rõ ràng là câu chuyện về
quản lý văn hóa ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Ví dụ 2 nghệ sĩ tranh cãi với
nhau, ở cấp vĩ mô chúng ta dễ thấy một điều là chẳng có ai ra lời cả.
Bởi vì ngành văn hóa thấy là còn ối chuyện to hơn phải làm.
“Đang có một lỗ hổng lớn về mặt quản lý vi mô. Và chúng ta phải bình tĩnh xem xét”…
Còn về mặt vi mô thì như tôi đã
nói, hoàn toàn thiếu công cụ quản lý. Bởi vì “nghệ sĩ” của chúng ta
không thuộc đơn vị nào cả. Bạn thấy khó không, rất khó!!
Nếu có đi biểu diễn treo băng
rôn, thì mới cần một chữ ký trong tờ trình gửi cơ quan quản lý để được
treo băng rôn. Còn nghệ sĩ diễn hội nghị, đám cưới, tất cả mọi nơi khác
nữa thì không có ai quản lý cả. Và qua buổi nói chuyện này, chúng ta
nhận thấy là đang có một lỗ hổng lớn về mặt quản lý vi mô. Đây là điều
mà chúng ta phải bình tĩnh nhìn nhận và xem xét một cách thấu đáo.
Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện!
Thẩm
mỹ viện Kangnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét